CPA là gì? Học CPA Việt Nam ở đâu?

CPA là gì? Học CPA Việt Nam ở đâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều các bạn kế toán quan tâm khi muốn tìm kiếm một vài chứng chỉ kế toán uy tín để bổ sung vào CV cho bản thân mình. Chứng chi kế toán sẽ gửi đến bạn đọc tất cả các thông tin cần thiết về chứng chỉ CPA ở bài viết dưới đây. 

>>>>>>>> Bài viết xem thêm:  ACCA là gì? Lộ trình học ACCA hiệu quả .  

I: Tổng hợp những câu hỏi về CPA

1, Chứng chỉ CPA là gì?

CPA (Certified Public Accountants – những kế toán viên công chứng được cấp phép) là những người hành nghề kế toán – kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

CPA Việt Nam đây là một chứng chỉ hành nghề của kiểm toán viên. Việc sở hữu chứng chỉ này, bạn mới được xem là một kiểm toán viên,  sẽ có quyền điều hành hoạt động kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.

2, Những lợi ích bạn có chứng chỉ kiểm toán viên CPA là gì?

Giúp bạn Nổi bật hơn so với các ứng viên khác

Không phải người làm kiểm toán nào cũng đạt được chứng chỉ CPA Việt Nam. Và khi đã sở hữu chứng chỉ này, bạn được công nhận là một kiểm toán viên chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn vững vàng và có các kỹ năng cần thiết bởi cơ quan có thẩm quyền trong nước.

Không chỉ được công nhận ở Việt Nam mà CPA Việt Nam còn được Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) và CPA Úc (CPA Australia) công nhận từng phần.

Người đã có chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 4/14 môn thi khi lấy chứng chỉ ACCA và được miễn 3/12 khi đi lấy chứng chỉ CPA Úc.

Đây là các chứng chỉ kiểm toán có giá trị ở nhiều nước trên thế giới. Điều này có nghĩa là trình độ của bạn cũng đã được quốc tế công nhận một phần. Một số người có CPA Việt Nam sau một thời gian làm việc đạt được trình độ và kinh nghiệm thực tế nhất định cũng được CPA Úc thừa nhận và cấp chứng chỉ CPA Úc. Chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào muốn bỏ lỡ một ứng viên đầy tiềm năng như vậy.

Chứng chỉ CPA giúp bạn mở rộng đường sự nghiệp

Không quan trọng việc bạn đang làm kiểm toán cho các công ty nước ngoài hay trong nước, khi đã vượt qua bài kiểm tra CPA, cánh cửa sự nghiệp của bạn sẽ luôn rộng mở. Bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc cho các công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam và thế giới (Big 4: Pricewaterhouse Coopers (PWC), Deloitte, Ernst and Young (E&Y) và KPMG), đảm trách vai trò kiểm soát nội bộ cho các công ty hoặc tự mở dịch vụ riêng. Dù chọn hướng đi nào thì con đường sự nghiệp của bạn cũng phát triển lên một tầm cao mới khi có chứng chỉ CPA.

3, Đối tượng nào bắt buộc cần có chứng chỉ kiểm toán viên CPA?

Một kiểm toán viên thông thường sẽ không bắt buộc phải có chứng chỉ CPA. Tuy nhiên nếu bạn đang có ý định làm các công việc sau, bạn bắt buộc cần có chứng chỉ CPA.

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc (công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh), chủ doanh nghiệp của các công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

– Thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên kinh doanh dịch vụ kế toán;

– Kiểm toán viên ở các công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân cần ít nhất 5 kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên CPA khi đăng ký thành lập).

4, Điều kiện tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên CPA là gì?

Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên CPA cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tuân thủ pháp luật;

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành khác có học các môn Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động Tài chính, Thuế và số tiết học các môn này phải chiếm trên 7% tổng số tiết học của cả khóa học;

– Có thời gian làm việc thực tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán ít nhất là 60 tháng, hoặc có thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán viên từ 48 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;

– Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán, muốn dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên CPA thì ngoài các điều kiện trên thì chỉ được dự thi sau đủ 2 năm có Chứng chỉ hành nghề kế toán.

5, Điều kiện để nhận chứng chỉ kiểm toán viên CPA là gì?

Người dự thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA phải đạt 38 điểm trở lên (trừ môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm với các môn sau:

– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

– Thuế và quản lý thuế nâng cao;

– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

– Ngoại ngữ (trình độ C): chọn 1 trong 5 ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.

Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên CPA phải đạt 12,5 điểm trở lên (trừ môn môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm với các môn sau:

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

– Ngoại ngữ (trình độ C): 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.

Thời gian cho mỗi môn thi là 180 phút. Riêng môn ngoại ngữ là 120 phút.

6, Hồ sơ dự thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC thì người đăng ký dự thi lấy chứng chỉ hành nghề kiểm toán cần nộp các hồ sơ sau:

Đối với người đi thi lần đầu:

  • Phiếu đăng ký dự thi:

– Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú.

– 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú;
  • Bản sao bằng tốt nghiệp được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu là bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành khác thì phải nộp kèm bảng điểm có chứng thực ghi rõ số tiết của tất cả các môn học. Nếu người dự thi nộp bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ ngành học có chứng thực.
  • 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.

Đối với người thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn chưa đạt yêu cầu

  • Phiếu đăng ký dự thi:

– Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú.

– 1 ảnh màu (3×4) và đóng dấu giáp lai

  • Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;
  • 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.

Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấy Chứng chỉ Kiểm toán viên CPA

  • Phiếu đăng ký dự thi:

– Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú.

– 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú;
  • Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán;
  • 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.

Người đăng ký dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên cần gửi hồ sơ đến Hội đồng thi do Bộ Tài chính Việt Nam thành lập trước ngày thi ít nhất 30 ngày.

II: Học CPA Việt Nam ở đâu? 

Để có thể học thành công chứng chỉ CPA, người làm kế toán viên cần nắm vững các kiến thức của chuyên ngành, có tinh thần không ngừng học hỏi những kiến thức mới mẻ, trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, luôn phát huy tính tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc vì đây là yêu cầu bắt buộc về tố chất của người làm nghề kế toán.
 
Hơn nữa, các bạn cần lựa chọn cho mình địa chỉ đào tạo chứng chỉ CPA uy tín. Tốt nhất, nên đến trực tiếp các trung tâm đào tạo để tìm hiểu, học chứng chỉ thay vì học các lớp quảng cáo qua mạng. Vì hiện nay, có nhiều cơ sở đào tạo online kém chất lượng đưa ra nhiều chiêu trò để lừa đảo các học viên mới. 
Ở bài viết này, Chứng chi kế toán giới thiệu đến bạn địa chỉ đào tạo CPA Việt Nam tốt nhất –  Trung tâm kế toán Lê Ánh

Giảng viên của các lớp ôn thi chứng chỉ Kiểm toán CPA của Kế toán Lê Ánh là các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ của các trường Đại học, các chuyên gia, có trình độ cao về lý luận và thực tiễn cùng với phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu, chắt lọc 

Giảng viên đảm nhiệm ôn thi CPA tại trung tâm kế toán Lê Ánh như:  

  •  PGS.TS Vũ Văn Ninh: Phó trưởng Khoa Tài chính, kiêm Trưởng Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính
  • PGS.TS Lê Xuân Trường: Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, có kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn ôn thi môn Thuế;
  •  PGS.TS Mai Ngọc Anh: Trưởng Khoa Kế toán, Kiểm toán Học viện Tài chính;
  •  Ths Hoàng Minh Chiến: Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trung tâm có liên kết với Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam – Hội đã có kinh nghiệm 16 năm tổ chức ôn thi chứng chỉ Kiểm Toán CPA 

Có tài liệu ôn thi chứng chỉ kiểm toán viên chính thống do Bộ tài chính cung cấp

Đảm bảo học viên học tại các lớp ôn thi có tỷ lệ đỗ cao

Phương pháp học và ôn luyện đề thi CPA Việt Nam tại Trung tâm kế toán Lê Ánh: 

– Kết hợp phân tích lý thuyết chuyên đề, thảo luận tình huống thực tế và thực hành bài tập.

– Kết hợp tuy duy độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

– Tỷ lệ: 30% lý thuyết – 55% thực hành – 15% làm bài kiểm tra tại lớp.

– Tổ chức học nhóm, ôn thi theo nhóm, luyện đề thi với bộ ngân hàng đề lớn nhất và sát đề thi nhất ngoài giờ học cho tất cả học viên trong và sau khóa học.

Vì vậy Trung tâm kế toán Lê Ánh là địa chỉ uy tín để các bạn ôn thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên  tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng

Thông tin liên hệ :  

Qua các thông tin trên về CPA, học CPA Việt Nam ở đâu tốt của chứng chỉ kế toán. Sẽ đưa đến cho bạn đọc các góc nhìn đa chiều, giúp bạn đọc định hướng được mục tiêu học tập trong tương lai.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *