Chứng từ ghi sổ

Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì? Các Loại Chứng Từ Ghi Sổ

Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp phản ánh ở Chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ tập hợp các loại chứng từ khác nhau thể hiện những số liệu có liên quan đến chứng từ gốc. Kế toán thông qua các chứng từ này để lập chứng từ ghi sổ.

Chi tiết về thông tin của chứng từ ghi sổ và các loại chứng từ ghi sổ sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây của Chứng Chỉ Kế Toán

1. Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì?

Chứng từ ghi sổ là tập hợp các loại chứng từ khác nhau thể hiện các số liệu có liên quan đến chứng từ gốc. Kế toán thông qua việc tổng hợp những chứng từ này để làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ.

Ngoài ra, chứng từ ghi sổ còn được dùng để lập chứng từ gốc nhưng những nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã hoàn thành cần phải tương ứng.

Chứng từ ghi sổ là gì

Chứng từ ghi sổ sử dụng để chỉ một loại chứng từ được kế toán viên dùng vào mục đích lập số liệu theo từng sự việc được ghi trong các bản của chứng từ gốc, ghi rõ ràng nội dung đó vào sổ cho từng sự việc khác nhau. Kế toán viên sẽ dựa vào dữ liệu thể hiện ở trên chứng từ để có thể lập nên chứng từ ghi sổ.

Chứng từ ghi sổ có thể thực hiện các chức năng lớn hơn khi nó vừa có thể lập cho một hoặc là nhiều bản chứng từ gốc. Trường hợp lập nhiều chứng từ gốc thì tất cả các loại chứng từ đó đều phải thống nhất về nội dung kinh tế, phát sinh một cách thường xuyên trong cùng một thời điểm nhất định.

Có thể bạn quan tâm: Review Khóa Học Nguyên Lý Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất

2. Đặc Điểm Của Chứng Từ Ghi Sổ

Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp như sau:

– Ghi theo trình tự thời gian ở Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ

– Ghi theo nội dung kinh tế ở Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán viên lập dựa trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc từ Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hay là cả năm và có chứng từ kế toán kèm theo, cần phải được duyệt bởi kế toán trưởng trước khi ghi sổ kế toán.

3. Các Loại Chứng Từ Ghi Sổ

– Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.

– Số Cái các tài khoản.

– Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp và tổng hợp trong các chứng từ ghi sổ theo thứ tự về thời gian.

Tác dụng của sổ này để đăng ký những nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự về thời gian và kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.

4. Căn Cứ Lập Chứng Từ Ghi Sổ

Hàng ngày hoặc định kỳ:

– Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, sử dụng làm căn cứ ghi sổ, kế toán viên lập Chứng từ ghi sổ.

– Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được sử dụng làm căn cứ ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi được sử dụng để lập Chứng từ ghi sổ dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng:

– Kế toán phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng ở sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính được Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư từng tài khoản ở Sổ Cái. Dựa vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

– Sau khi đối chiếu trùng khớp: số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thể kế toán tài khoản chi tiết có liên quan) được sử dụng lập Báo cáo Tài chính. Quan hệ kiểm tra, đối chiếu phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư bên Nợ và

Tổng số dư bên Có của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng ở Bảng tổng hợp chi tiết.

5. Cách Lập Chứng Từ Ghi Sổ

Cách lập chứng từ ghi sổ

a. Xác định nội dung được ghi ở Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ sẽ ghi lại toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp theo trình tự nhất định về thời gian theo hình thức Nhật ký.

b. Xác định kết cấu, phương pháp ghi Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ

Đưa đúng những thông số theo như nội dung sau:

– Cột A: Ghi đầy đủ số hiệu của Chứng từ ghi sổ

– Cột B: Ghi rõ thời gian lập Chứng từ ghi sổ (chi tiết về ngày, tháng, năm)

– Cột 1: Ghi chính xác số tiền vào trong Chứng từ ghi sổ

– Cuối trang: Cộng lại số lũy kế trước khi chuyển sang trang sau

– Đầu trang ghi chính xác số được cộng từ trang trước chuyển sang.

Sau mỗi một kỳ như cuối tháng hoặc cuối năm thì kế toán viên sẽ thực hiện cộng tổng toàn bộ các mức tiền được phát sinh trong nội dung đã thể hiện trong sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Sau cùng cần phải kiểm tra, đối chiếu số liệu mới với số liệu ở Bảng cân đối.

»»» Học Kế Toán Tổng Hợp Online Ở Đâu Tốt Hiệu Quả

6. Tham Khảo Một Số Bài Tập Chứng Từ Ghi Sổ

Doanh nghiệp X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tháng 5/202X như sau: (đơn vị: 1.000.000 đồng)

1. Ngày 2/5 , rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20, phiếu thu số 135.

2. Ngày 7/5, thanh toán tiền lương tháng 4 cho công nhân viên bằng tiền mặt là 25, phiếu chi số 505.

3. Ngày 9/5, mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán là 70, hóa đơn số 280.

4. Ngày 12/5, Vay ngắn hạn trả nợ người bán 70, hợp đồng tín dụng số 6677.

5. Ngày 15/5, trả trước tiền mua hàng cho người bán bằng hình thức chuyển khoản là 40, doanh nghiệp nhận được giấy báo Nợ số 538.

6. Ngày 25/5, nhận ứng trước của khách hàng bằng hình thức chuyển khoản 56, doanh nghiệp nhận được giấy báo Có số 1950

Sổ Cái

Tháng 5/202X

Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng

Số hiệu 112

NT ghi sổ  Chứng từ  Diễn giải  Số hiệu tài khoản  Số phát sinh 
SH NT Nợ  Có 
135538

1950

2/5 15/5

25/5

Số dư đầu tháng 

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 

Trả trước tiền hàng 

Tiền đặt trước của người mua

111331

131

xxx

56

xxx

20

40

Cộng số phát sinh tháng 

Số dư cuối tháng

56 60

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến Chứng từ ghi sổ và các loại chứng từ ghi sổ. Hi vọng qua bài viết này Chứng Chỉ Kế Toán đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về loại sổ kế toán này

Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *