Cách Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh

Cách Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh

Định khoản kế toán là phần rất quan trọng đối với những bạn muốn theo đuổi nghề kế toán, đặc biệt là những bạn mới học, sinh viên kế toán hay các bạn trái ngành muốn chuyển nghề. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng biết. Bài viết dưới đây của Chứng chỉ kế toán sẽ hướng dẫn bạn Cách Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh

I.Nguyên tắc định khoản kế toán

Để định khoản được các nghiệp vụ kế toán, chúng ta cần nắm rõ những nguyên tắc sau đây:

– Một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ảnh hưởng ít nhất tới 02 tài khoản kế toán

– Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
– Luôn có ít nhất 01 tài khoản ghi Nợ và 01 tài khoản ghi Có
– Các tài khoản dùng để định khoản phải nằm trong danh mục tài khoản thuộc chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng 
– Tổng số tiền bê Nợ = Tổng số tiền bên Có.

– Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.

Cách Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh
Cách Định Khoản Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh

II. Phương pháp học định khoản kế toán

Để định khoản kế toán nhanh và chính xác, kế toán viên cần ghi nhớ bản chất của từng tài khoản kế toán trong Bảng hệ thống tài khoản và luyện tập định khoản nhiều loại nghiệp vụ trong thực tế để có thể thao tác thành thạo. 

Để ghi nhớ số tài khoản, bạn không nên học thuộc mà nên học để hiểu bản chất của từng nhóm tài khoản cũng như của từng tài khoản.

Đối với từng tài khoản và từng nhóm tài khoản, bạn cần tìm hiểu:

– Tên của Nhóm tài khoản này/ Ký hiệu tài khoản này là gì?

– Nhóm tài khoản này/ Ký hiệu tài khoản này dùng để phản ánh cái gì?

– Nhóm tài khoản này/ Ký hiệu tài khoản này dùng trong những trường hợp nảo?

Mẹo tự học định khoản nhanh, chính xác: 

– Học thuộc danh mục hệ thống tài khoản

– Nắm được bản chất  nghiệp vụ kinh tế phát sinh

– Phân biệt được cách sử dụng các nhóm tài khoản

– Nắm chắc được tính chất ghi sổ Nợ Có của các nhóm tài khoản

– Tham khảo các video hướng dẫn định khoản,  các bài viết định khoản kế toán của cá nhân hoặc trung tâm đào tạo kế toán chất lượng, uy tín

III. Các bước định khoản kế toán cơ bản

1.Hướng dẫn định khoản kế toán cơ bản

– Bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau

Căn cứ vào xu hướng biến động của tài khoản (biến động tăng hay giảm) để xác định ghi Nợ hay Có tài khoản đó 
– Ghi Nợ ở bên trái, ghi Có ở bên phải
– Tổng số tiền bên Nợ = Tổng số tiền bên Có

2.Các bước định khoản kế toán cơ bản

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán 
– Cần xác định nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đó ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán nào

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan
– Xác định chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng
– Tài khoản dùng cho đối tượng kế toán là tài khoản nào

Bước 3: Xác định hướng tăng, giảm của các tài khoản
– Xác định loại tài khoản (tài khoản đầu mấy?)
– Xu hướng biến động của từng tài khoản (tăng hay giảm)

Bước 4: Định khoản
– Xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có
– Ghi số tiền tương ứng

Mẹo tự học định khoản kế toán nhanh và chính xác nhất

Ví dụ minh họa về định khoản 

Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng: 1.000.000 đồng

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
Xác định được 02 tài khoản kế toán:
– Tiền mặt

– Tiền gửi ngân hàng

Bước 2: Xác định tài khoản liên quan
– Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 133/2016/TT-BTC
– Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Tài khoản Tiền mặt (tiền VNĐ): 1111 và Tiền gửi ngân hàng (tiền VNĐ): 1121 

Bước 3: Xu hướng biến động
– Tài khoản 1111: giảm 1.000.000 đồng
– Tài khoản 1121: tăng 1.000.000 đồng

Bước 4: Định khoản
Tài khoản 1121 tăng lên 1.000.000 đồng => Ghi Nợ tài khoản 1121, số tiền 1.000.000 đồng
Tài khoản 1111 giảm đi 1.000.000 đồng => Ghi Có tài khoản 1111, số tiền 1.000.000 đồng

Định khoản:

Nợ TK 1121: 1.000.000đ

Có TK 1111: 1.000.000đ

>Bài viết tham khảo:

 

 

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *