Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán giúp Doanh nghiệp có thể xác định được tình hình và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính, hiệu quả sử dụng vốn. Bài viết sau Chứng chỉ kế toán sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn đọc.
Các Chỉ Tiêu Trong Bảng Cân Đối Kế Toán
1. Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với số vốn đầu năm. Ngoài ra, còn phải xem xét từng khoản vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm các bước:
– Tính ra tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản;
– So sánh cơ cấu tài sản kỳ phân tích với kỳ gốc;
– Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản kỳ phân tích;
– Đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động cơ cấu tài sản.
Các chỉ tiêu thường phải đánh giá:
– Tỷ trọng tiền/Tổng tài sản.
Tỷ trọng tiền càng cao thể hiện khả năng thanh toán cao, nhưng doanh nghiệp lại đang bị lãng phí vốn và ngược lại.
– Tỷ trọng hàng tồn kho/Tổng tài sản.
Tỷ trọng hàng tồn kho cao chứng tỏ khả năng đáp ứng khả năng khách hàng tốt. Thể hiện việc tránh nguy cơ “cháy kho” tốt nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp đang lãng phí vốn. Ngược lại, tỷ trọng hàng tồn kho thấp, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn hiệu quả, tuy nhiên có thể bị mất khách hàng.
– Tỷ trọng nợ phải thu/Tổng tài sản.
Tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, hiệu quả sử dụng vốn thấp…
– Tỷ trọng TSCĐ/Tổng tài sản (Hệ số đầu tư TSCĐ.
Với các doanh nghiệp có đặc điểm ngành nghề kinh doanh khác nhau thì hệ số này cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Hệ số đầu tư càng cao cho thấy năng lực sản xuất tốt và xu hướng phát triển lâu dài.
2. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm phân tích. Từ đó rút ra xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và độ rủi ro của nếu doanh nghiệp vay nợ quá cao. Với các bước:
– Tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn;
– So sánh cơ cấu nguồn vốn kỳ phân tích với kỳ gốc;
– Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn kỳ phân tích;
– Đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn.
Các chỉ tiêu thường phải đánh giá:
– Tỷ trọng vốn vay/Tổng nguồn vốn
– Chỉ trọng vốn cho vay càng cao thì rủi ro doanh nghiệp phải chịu càng cao. – – – Chi phí lãi vay cao tuy nhiên doanh nghiệp có lợi về thuế TNDN.
– Tỷ trọng phải trả người bán/Tổng nguồn vốn
– Tỷ trọng phải trả người bán cao, doanh nghiệp tăng cường vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online Ở Đâu Tốt Hiệu Quả
3. Một số chỉ tiêu khác trên bảng cân đối kế toán
– Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn. Kèm theo rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng nhỏ.
– Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn.
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được đảm bảo.
– Hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tiền mặt càng cao thì rủi ro thanh toán càng thấp. Nếu hệ số này quá cao cũng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa tốt.
– Tỉ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
(Các khoản phải thu/các khoản phải trả) x 100%
Hệ số này cho biết tỉ lệ giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% có nghĩa là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng và ngược lại.
Trên đây là các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán mà các nhà quản trị thường dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nắm vững được cách đọc các chỉ tiêu trên sẽ đánh giá được ưu, nhược điểm, trong cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch sử dụng tài sản và nguồn vốn hợp lý trong kỳ kinh doanh tới.
Tags: Bảng cân đối kế toán, cách lập bảng cân đối kế toán, bảng, cân, đối, kế, toán, cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200,…
>>> Xem thêm: CFA là gì? Kinh nghiệm học CFA